Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2023

Tóm tắt nửa tháng qua

 Mình định ghi lại nhật ký ngày một nhưng mà nửa tháng rồi mình dậy trễ quá, toàn 5h30 mới dậy không, nên không kịp viết nhật ký đầu ngày. Vì vậy mình sẽ tóm tắt những gì đã làm trong nửa tháng qua: 1. Cập nhật kiến thức: - AI: Midjourney, Bing AI, ChatGPT, vài mẫu đơn giản cách train cho AI ra được những thứ giống thứ mình muốn hơn, thống kê bảng biểu, số liệu, ra file Excel để vẽ biểu đồ các thứ.  Mục tiêu của phần này: thử nghiệm rút ngắn thời gian nghiên cứu và phát triển sản phẩm/dự án mới. Thay vì đọc hàng trăm trang web để rút ra thông tin gì đó, mình hỏi thẳng AI và nhờ nó làm ra cái bảng số liệu tăng trưởng hoặc phần trăm luôn. Sau đó copy dàn vô chung 1 file số liệu để khoanh vùng thị trường các thứ. Trải nghiệm quá WOW luôn.  - AI: top 10 cách kiếm tiền từ AI: có nhiều thứ trong này mình coi qua nhằm mục tiêu keep track of the world thôi chớ mình không có định dùng. Để coi thế giới người ta đang ứng dụng AI làm những gì trong tầm tay mình có thể làm được. VD như dùng AI để v

Mấy ông lớn và mạng xã hội của ổng

Vì sao Mark Zuckerberg không dùng Facebook mà có người quản lý mạng xã hội cho ổng? Vì ổng tạo ra nó, nên ổng biết là nó GÂY NGHIỆN nghiêm trọng và ổng đơn giản là tránh xa chất gây nghiện, để tập trung gây nghiện cho người khác, và tạo ra lợi nhuận cho mình. Ổng thấy được khả năng thao túng tâm lý và tư tuy của đám đông để khiến họ phục vụ cho mình. Và ổng không muốn bị thao túng, nên ổng không có xài công cụ mà ổng tạo ra. Vì sao Elon Musk dùng Twitter liên tục, và thậm chí mua luôn Twitter? Vì ổng thấy được khả năng ảnh hưởng của từng tweet của ổng đối với đông đảo cư dân crypto. Cứ mỗi tweet của ổng là giá cổ phiếu lên xuống kinh khủng. Ổng thấy được khả năng thao túng tâm lý và tư tuy của đám đông để khiến họ phục vụ cho mình. Và ổng muốn thao túng tốt hơn nữa, nên ổng mua hẳn công ty để làm chủ việc lập trình lại nó tốt hơn cho việc tăng sức ản hưởng các tweet của mình đối với thị trường. Vì sao hai ông lớn tung tin đồn là hai ổng chuẩn bị quánh nhau tại Ý? Vì thị trường đang dow

Mẹ học và con học tiếng Anh, và cùng học miễn phí

Từ tháng 6 tới giờ, nhóc Kem 3 tuổi bắt đầu học lớp Song ngữ Anh - Việt. Lúc mình tương tác với con ở nhà, thì con đã thực sự hiểu được mấy câu đơn giản như: - Can you find the little red bird for me in the book?  => con sẽ chỉ đúng con chim đỏ trong trang sách Flip book giữa một mớ thứ lung tung trên trang giấy. - Do you like toy? => yes Vấn đề là: Con hầu như không nói gì ngoài "yes" với "no" hết. Mình có tâm sự với babysitter của Kem ngày xưa, chị này làm công việc trông coi phòng trẻ em ở một resort 5 sao ở Đà Nẵng và tương tác với các bé ở đó bằng tiếng Anh.  Và mình hỏi thầy tiếng Anh (người nước ngoài) hồi xưa của Kem làm sao để Kem hiểu tiếng Anh hơn. Giải pháp: Chị babysitter đề xuất 2 cách:  1 là, cho con đi học hẳn trường quốc tế nơi có các bé nước ngoài, vì giáo viên ở lớp nói không thôi sẽ không đủ cho con có cơ hội nói một câu nguyên vẹn. Giữa các bé học với nhau thì ngôn ngữ nói tự nhiên mới phát huy cao độ nhất. 2 là, trong hai ba mẹ, cần có 1

My Morning Routine

Thói quen sau được nghĩ ra và thí nghiệm sau khi đọc các cuốn sách: 1. Atomic Habits 2. Đừng Làm Việc Chăm Chỉ, Hãy Làm Việc Thông Minh 3. Thức Tỉnh Mục Đích Sống 4. Làm Ít Được Nhiều 5. Tâm Lý Học Thành Công Đã thay đổi công thức, test vài kiểu khác nhau, và kết quả hiện tại khá ổn. Thói quen Buổi sáng Hàng ngày hiện tại của mình như sau: 1. Thức dậy sau khi đã ngủ đủ giấc, không qua báo thức:  Lúc trước mình thường đặt đồng hồ lúc 4h hoặc 4h30 sáng vì khối lượng công việc quá nhiều. Mình làm việc hiệu quả, nhưng tinh thần không tốt lắm và sức tập trung cũng không cao. Gần đây mình thử theo dõi độ sâu của giấc ngủ qua Mi Band và ứng dụng Zepp Life, và phát hiện ra cả ngày sẽ hiệu quả/thư giãn nhất khi cơ thể có đủ 2 tiếng ngủ sâu, đi kèm với một giấc ngủ tổng cộng kéo dài 6h30 hoặc tới max bao nhiêu đó tùy ngày (có đêm mình ngủ cả 11 tiếng sau khi làm việc quá mệt). Giấc ngủ như thế này đã giúp mình cải thiện độ tập trung lên đến 3 tiếng liên tục. Lúc trước, khi quá stress, mình chỉ t

Làm đến cùng, và thất bại thì cũng chẳng sao

Đó là câu mình tự nhủ đối khi bắt đầu làm, và đang mọi chuyện, kể từ lúc mình bắt đầu thực sự làm một cái gì đó vào năm lớp 10. Câu này sẽ đặc biệt có ích vào những lúc thất bại thật, ví dụ như hồi hè năm lên lớp 12, khi mình dành 3 tháng để phát triển project phần mềm sáng tạo đi thi quốc gia, và bị loại. Và thả trôi một tuần tiếp theo trước khi bước vào năm học mới. Khi nhận kết quả xong, mình thấy bình thường. Một cơn buồn bã bình thường. Và không đánh giá bản thân theo mọi hướng. Và sau đó vào học kỳ I của năm lớp 12, mình tiếp tục nghỉ học trên trường để dành mấy tháng tiếp theo chuẩn bị dự thi Intel ISEF. Lần đó thì mình thành công. Vì lúc thất bại trước đó, mình không bị mất tự tin. Lần đó điểm đánh giá tổng quan của mình cao nhất trong số các thí sinh dự thi (một người thầy của mình trong ban giám khảo nên mình nghe bảo vậy, BGK gồm khá nhiều thầy cô từ nhiều tỉnh khác nhau). Vì một phần mềm sẽ ít có cơ hội thắng trên trường quốc tế hơn so với một sản phẩm kỹ thuật, nên lần đó

Cuối cùng cũng đã AI

Nền tảng mình đang làm việc/thiết kế mới vừa giới thiệu gói sản phẩm tích hợp tính năng chat với AI để tìm ra designer thích hợp cho job. Lâu nay mình cố gắng duy trì top 1 ranking đối với tìm kiếm từ khóa cho gig của mình và cũng đã thành công được nửa năm. Gig của mình sẽ nằm ở vị trí số 1 đối với từ khóa ngách dịch vụ mình đang làm, hoặc tệ nhất là trang 1.  Với sản phẩm chat AI - tính năng mới này, có khả năng cao là các dự án nhận được sẽ suy giảm vì Nền tảng sẽ phân phối công việc đều hơn cho tất cả các gig chứ khách hàng không còn chủ động tìm kiếm đơn vị thiết kế nhiều nữa. Miếng bánh sẽ công bằng hơn cho mọi nhà. Và ít công bằng hơn cho top 1.  Ranking của mình hiện tại, dù có hàng đầu đi nữa, sẽ ít có ý nghĩa hơn nếu con AI này được áp dụng. Vì từ khi có sự xuất hiện của AI free, khách hàng ngày càng lười suy nghĩ hơn. Thay vì đi tìm và thấy mình, khách sẽ để nền tảng tự tìm luôn và được phục vụ. Và người cung cấp dịch vụ càng phải suy nghĩ nhiều hơn để cạnh tranh trong môi t